Một sô Làng nghề Truyền thống Nam Định
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở NAM ĐỊNH
Hãy về với Nam Định thăm và thưởng ngoạn những làng Nghề đặc trưng mang những nét cổ xưa đầy thú vị.
1, Nghề làm muối Giao Thủy Nam Định
Xã Bạch Long thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là một trong những khu vực có cánh đồng muối lớn nhất khu vực miền Bắc. Sản lượng mỗi năm tại đây lên đến hàng chục nghìn tấn.
2, Làng nghề sơn mài Cát Đằng – Ý Yên Nam Định
Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra.
3, Làng nghề hoa lụa Báo Đáp
Làng Báo Đáp hiện có 400 hộ sản xuất và kinh doanh hoa vải lụa lớn nhỏ, trong đó phần lớn là các hộ có truyền thống lâu đời. Sản phẩm của mỗi gia đình có mẫu mã riêng, không trùng lặp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của thị trường, các cơ sở sản xuất không ngừng làm mới, thay đổi mẫu mã .
4.Làng rèn Vân Chàng – Nam Trực Nam Định
Là một trong những làng nghề lâu đời bậc nhất nhì miền Bắc. Hiện ở đình thờ tổ nghề rèn làng Vân Chàng còn lưu giữ được một số cổ vật hàng trăm năm tuổi do chính các thợ rèn xưa của làng chế tạo.
5. Làng làm đèn ông sao Báo Đáp lớn nhất miền Bắc
Mỗi năm, làng Báo Đáp sản xuất khoảng 2 – 3 triệu chiếc đèn ông sao để phục vụ các em nhỏ dịp Tết Trung thu khắp trong Nam, ngoài Bắc.
6. Làng nghề khăn xếp độc nhất
Không ai còn nhớ làng Giáp Nhất có nghề làm khăn từ bao giờ và cũng không ai nhớ ông tổ của nghề là ai. Người dân chỉ biết ông cha cứ đời này qua đời khác truyền lại cho con cháu sau này. Cho đến ngày nay Giáp Nhất vẫn là nơi “giữ hồn Việt” vào những chiếc khăn xếp.
7. Làng làm kèn Tây duy nhất cả nước tại Nam Định
Từ lâu đã nức tiếng trên dải dất hình chữ S với nghề làm kèn đồng hay còn gọi là “nghề làm kèn Tây”.
8. Làng Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây
Sợi bún Phong Lộc dài, khô, trắng mịn, không dính vào nhau, chấm với mắm tôm vắt chanh ăn đã tuyệt, nếu chan riêu cua ăn với rau diếp thái nhỏ, có pha thêm rau chuối, rau thơm thì sẽ nhớ mãi. Bún Phong Lộc sản xuất quanh năm, cung cấp cho tất cả các hàng ăn ở 56 đường phố nội thành Nam Định
9. Làng “nghề phở”
Không chỉ Nam Trực mà ở Nghĩa Hưng cũng làm bánh phở. Bốn làng phở xứ Nam liền khoảnh xuôi dòng Ninh Cơ. Đến đó hỏi họ Cồ, họ Vũ… ai ai cũng biết.
Ở xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm lên thương hiệu phở gia truyền Nam Định.
10. Làng nghề Đúc Đồng – Ý Yên Nam Định
Làng nghề có bề dày lịch sử hàng trăm năm với rất nhiều những sản phẩm tinh xảo được tạo ra như: Lư hương, đỉnh trầm, nồi, chảo, mâm, tượng phật…
11. Làng nghề nước mắm Sa Châu Nam Định
Hiện tại, Sa Châu còn hơn 100 hộ làm nghề, sản lượng trung bình 450.000-500.000 lít/năm. Nước mắm Sa Châu được bán rộng rãi trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình, Hòa Bình.
12. Làng nghề nón lá Nghĩa Châu
nổi tiếng với nghề làm nón lá truyền thống.
13. Nghề nặn tò he truyền thống ở thôn Hà Dương
Hiện chỉ còn rất ít người ở Hà Dương theo nghề bởi sự đam mê với nghề và cũng chỉ hoạt động theo mùa vụ. Nghệ thuật nặn tò he ở thôn Hà Dương là nét văn hóa truyền thống cần được gìn giữ.
14. Làng nghề cây cảnh nổi tiếng Vị Khê
Nghề trồng hoa xuất hiện từ cuối thời Lý, phát triển mạnh dưới thời Trần và ngày nay nghề trồng hoa, uốn tỉa cây cảnh ở Vị Khê đã phát triển sang nhiều xã, trở thành một nguồn thu lớn của địa phương.
15. Làng nghề gỗ La Xuyên Nam Định
Nghề mộc truyền thống ở La Xuyên mà đỉnh cao là nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến độ hoàn hảo. Người thợ nơi đây đã từng đi xứ Đông, xứ Đoài làm đẹp cho biết bao làng quê.
16. Làng nghề dệt tơ lụa Cổ Chất Nam Định
Nằm bên dòng sông Ninh thơ mộng làng nghề dệt Cổ Chất nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Đến nơi đây bạn sẽ có được cảm giác yên ả của một vùng quê và khám phá nhiều điều mới mẻ.
17. Làng nghề mây tre đan Thạch Cầu – Nam Trực Nam Định
Ở đây từ đứa trẻ lên mười đến các cụ ông, cụ bà “ngoại thất thập” vẫn ngày ngày thoăn thoắt đan tre nứa giúp cho cái nghề dân dã ấy được tiếp nối lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm.
18. Làng nghề nấu rượu Kiên Lao Nam Định
Rượu Kiên Lao được chế biến công phu từ gạo nếp cái hoa vàng. Cứ 10 kg gạo sẽ cho ra 6 đến 7 lít rượu. Nhà nào cũng làm với phương thức thủ công trải qua nhiều côngđoạn cầu kỳ nên rượu rất trong, giữ nguyên được hương vị gạo ngon của quê nhà.
Nguồn: Tintucnamdinh, langnghetruyenthong
Thông tin cập nhập:
Fanpage https://www.facebook.com/baibienthinhlongnamdinh
Hải sản Thịnh Long https://haisanthinhlong.vn
Group món ngon Thịnh Long: https://www.facebook.com/groups/monngonthinhlong/
Group khách sạn tại Thịnh Long: https://www.facebook.com/groups/reviewkhachsanthinhlong
Youtube Biển Thịnh Long
Các Quán ăn tại Thịnh Long : Chi tiết
Bài viết cùng chuyên mục
-
Đặc Sản Nem Nắm Nam Định Nem Nắm Giao Thủy...
11/04/2024 -
Lễ hội truyền thống rước kiệu đền Long Châu...
02/07/2022 -
Khánh thành cầu Thịnh Long
29/05/2020 -
Đền Long Châu – Thị Trấn Thịnh Long – ...
14/02/2020 -
Thị Trấn Thịnh Long – Báo cáo kinh tế Xã Hội...
18/01/2020 -
Video thăm quan Bãi Biển Thịnh Long
05/10/2019
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.